Cuộc thi dịch tiếng Việt toàn Nga lần thứ nhất

Đơn vị tổ chức: Trường đại học quan hệ quốc tế (MGIMO) trực thuộc Bộ ngoại giao Nga, Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Lào đã tổ chức “Cuộc thi tiếng Việt trong lĩnh vực truyền thông chuyên nghiệp (dịch chính trị-xã hội)” toàn Nga lần thứ I. Cùng với Trung tâm ASEAN (thuộc MGIMO), Hội hữu nghị Nga-Việt, Quỹ thúc đẩy phát triển hợp tác Nga-Việt “Truyền thống và hữu nghị” là đối tác tổ chức và tiến hành cuộc thi.

Đối tượng dự thi là sinh viên đại học và sau đại học thuộc các Trường Đại học tại Liên bang Nga, nghiên cứu tiếng Việt như tiếng nước ngoài.

Cuộc thi  được tổ chức theo hai giai đoạn: thi viết (vòng loại, gián tiếp) từ 10-30/01/2022; và thi nói (chung kết, trực tiếp) vào ngày 19 tháng 3 năm 2022 tại Đại học quan hệ quốc tê (MGIMO) trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga.

Mục đích của cuộc thi

Cuộc thi được tổ chức nhằm nâng cao trình độ kiến ​​thức, kỹ năng và năng lực sinh viên trong lĩnh vực dịch thuật chính trị xã hội từ tiếng Nga sang Tiếng Việt và ngược lại; sự quan tâm ngày càng tăng đối với Việt Nam, đến chính sách đối ngoại, kinh tế và quan hệ Nga – Việt.

Vào ngày 19 tháng 3, tại trường Đại học quan hệ quốc tế MGIMO đã diễn ra Chung kết “ Cuộc thi bằng tiếng Việt trong lĩnh vực truyền thông chuyên nghiệp (dịch chính trị – xã hội)” toàn Nga lần thứ nhất theo hình thức kết hợp.

Sự kiện bao gồm hai phần: trắc nghiệm dành cho người tham gia và hội thảo bàn tròn “Lý thuyết và thực hành dịch từ tiếng Việt”.

Phát biểu tại Lễ khai mạc có các vị khách quý: Trưởng khoa tiếng Trung, Việt, Thái và Lào, Phó Giáo sư O.A. Maslovets, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại CHXHCN Việt Nam (2001–2004) A. A. Tatarinov, Phó Chủ tịch thứ nhất Trung ương Hội Hữu nghị Nga-Việt, Phó Giáo sư Học viện Ngoại giao P.Yu. Tsvetov và Chủ tịch Hội người Việt Nam tại LB Nga, Chủ tịch Quỹ Truyền thống và Hữu nghị, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Nga tiến sỹ Đỗ Xuân Hoàng.

Ban giám khảo chuyên môn bao gồm Phó Vụ trưởng Vụ nhân sự Bộ Ngoại giao Nga A.V. Popov, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Nga tại Việt Nam E.N. Bakeeva, Tham tán Đại sứ quán Nga tại Việt Nam A.V. Golubev, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Nga-Việt P.Yu.Tsvetov,  Giáo sư Khoa Ngôn ngữ Phương Đông khóa học cao cấp về Ngoại ngữ của Bộ Ngoại giao Nga, E.I. Tyumeneva, Nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm Chiến lược Nga tại Châu Á thuộc Viện Kinh tế,Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Giám đốc Quỹ “Truyền thống và Hữu nghị” Nguyễn Quốc Hùng, Ủy viên ban chấp hành Hội người Việt tại Liên bang Nga, dịch giả Phạm Thanh Xuân. Trưởng Ban giám khảo là nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001–2004) Andrey Alekseevich Tatarinov.

Cuộc thi có sự tham dự của các khách mời danh dự:  đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga: Tham tán Đại sứ quán, Trưởng Ban Kinh tế, Khoa học và Giáo dục Lê Thị Huyền Minh và Bí thư thứ nhất, cán bộ Ban Kinh tế, Khoa học và Giáo dục Lý Tiến Hùng, Giám đốc Trung tâm ASEAN tại MGIMO  E .V.Koldunova và chuyên gia hàng đầu của Trung tâm ASEAN V.V.Sumsky.

Cuộc thi dù chỉ mới tổ chức lần đầu tiên nhưng đã thu hút được sinh viên đến từ các trường Đại học trên khắp Liên bang Nga dự thi như: Đại học quan hệ quốc tế MGIMO, Đại học Ngôn ngữ quốc gia Moskva, Viện Á-Phi thuộc Đại học tổng hợp Lomonosov (MGU), Trường kinh tế cao cấp Liên bang Nga HSE, Đại học tổng hợp St. Petersburg, Đại học Liên bang Viễn Đông và Đại học Liên bang Kazan. Cuộc thi Chung kết ở phần thi giữa các sinh viên là cuộc tranh tài thú vị giữa 15 thí sinh. Kết quả những người chiến thắng là:

Vị trí thứ nhất – Alexander Serdyukov (Moskva, Khoa Dịch thuật, Đại học ngôn ngữ quốc gia Moskva MGLU);

Vị trí thứ 2 – Evgeny Moiseev (Moskva, Khoa Nhân văn, Trường kinh tế cao cấp Liên bang Nga);

Vị trí thứ 3 – Anastasia Bobylkina (St.Petersburg, Khoa Đông phương học, Đại học tổng hợp St. Petersburg).

Tại cuộc thi dành cho những thí sinh đang học thạc sỹ, những người chiến thắng là:

Vị trí thứ nhất – Rafik Kerimov (St.Petersburg, Khoa Đông phương học, Đại học Tổng hợp St.Petersburg);

Vị trí thứ 2 – Danil Parfenov (Moskva, Khoa Kinh tế Thế giới và các vấn đề Quốc tế, Trường Kinh tế Cao cấp Liên bang Nga);

Vị trí thứ 3 – Tatyana Patyuta (Moskva, Khoa kinh tế thế giới và các vấn đề quốc tế, Trường Kinh tế Cao cấp Liên bang Nga).

Các thi sinh còn được trao giải theo các đề cử sau:

Giải “Phát âm hay nhất”  thuộc về Konstantin Chudaikin (Moskva, Khoa Dịch thuật, MSLU),

Giải “Tốc độ dịch tốt nhất” – Ilya Trukhin (Moskva, Khoa Quan hệ Quốc tế, MGIMO).

Ngoài ra, có hai học sinh nhận được giải khuyến khích từ Ban giám khảo:

Daria Egorenkova (Moskva, Khoa dịch thuật, MSLU);

Elizaveta Merkulova (Moskva, Viện Á-Phi MGU).

Ngoài ra giải được khán giả yêu thích nhất được trao cho người chiến thắng trong Cuộc thi Alexander Serdyukov (Moskva, Khoa Dịch thuật, MSLU).

Tại bàn tròn “Lý luận và thực hành dịch từ tiếng Việt” những người tham dự đã được nghe các tham luận của  Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Ngoại giao Nga AV Popov, giảng viên khoa ngôn ngữ phương đông Đại học quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nga tại Việt Nam VA. S. Nilov. Các nhà ngoại giao và dịch giả đã chia sẻ kinh nghiệm làm việc với tiếng Việt, đưa ra những lời khuyên có giá trị cho người mới bắt đầu học và giải đáp thắc mắc của họ.

Cuộc thi đã thành công tốt đẹp, ngoài các giá trị về học thuật, cuộc thi đã góp phần vào việc phổ biến ngôn ngữ tiếng Việt tại Nga, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Ông Đỗ Xuân Hoàng – Chủ tịch Quỹ thúc đẩy phát triển hợp tác Nga – Việt “Truyền thống và hữu nghị” cho biết: “Cuộc thi lần này rất có ý nghĩa bởi vì đây là lần đầu tiên có một cuộc thi dành cho các phiên dịch viên người Nga học và nghiên cứu tiếng Việt. Bên cạnh ý nghĩa về mặt học thuật, cuộc thi cho thấy sự quan tâm của người Nga nói riêng, quốc tế nói chung đối với tiếng Việt”. Ông Hoàng khẳng định Quỹ đã, đang và sẽ tích cực ủng hộ cho những  hoạt động tương tự, coi đây sự đóng góp thiết thực vào việc củng cố sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và LB Nga, giữa nhân dân hai nước.

Cuộc thi đã nhận được sự đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Việt Nam. Thông tin được đăng tải trên các ấn phẩm như báo Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam (ấn bản trong nước và quốc tế), các ấn phẩm của Thông tấn xã Việt nam như Vietnamplus, Báo Tin Tức, VNews, tờ báo của Bộ ngoại giao “Thế giới và Việt Nam” và các cơ quan khác.